Máy lọc nước RO công nghiệp được lắp đặt nhằm xử lý nguồn nước nhiễm mặn. Ngoài màng RO thì các hạt vật liệu trong cột lọc cũng giữ vai trò quan trọng. Quyết định đến chất lượng nước đầu nguồn, mang đến sự tinh khiết và an toàn cho người dùng.
Nước nhiễm mặn là gì? Vai trò của vật liệu lọc ở máy lọc nước RO công nghiệp xử lý nước nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn là nguồn nước có hàm lượng NaCl vượt quá mức cho phép.
Nước mặn thường có ở đâu?
Tình trạng nước nhiễm mặn thường thấy nhiều ở những vùng trũng hoặc khu vực ven biển. Một số khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô hạn kéo dài. Khi đó lượng nước ngọt tích trữ sẽ cạn kiệt dần. Quá trình xâm nhập của nước vào trong đất liền sâu và nhanh hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho nguồn nước ngầm cũng có thể bị nhiễm mặn.
Tác hại khi sử dụng nước mặn
Việc sử dụng nước nhiễm mặn thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Nước mặn nạp vào cơ thể gây ra hiện tượng mất nước, các tế bào bị teo dần. Dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Sử dụng nguồn nước mặn cho hoạt động tắm rửa còn gây các bệnh ngoài da như: mụn nhọt, viêm da…
Nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
Đối với các vật dụng chứa đựng bằng kim loại, việc tiếp xúc với nguồn nước nhiễm mặn trong thời gian dài sẽ gây rỉ sét, hao mòn và hư hại…
Vai trò vật liệu lọc ở máy lọc nước RO công nghiệp
Một số loại vật liệu lọc nước chuyên dụng giúp xử lý nhanh chóng và hiệu quả tình trạng nước nhiễm mặn.
So với các phương pháp truyền thống, máy lọc nước công nghiệp RO gồm các cột lọc chứa hạt vật liệu là giải pháp đơn giản, tiện ích nhất. Nước lần lượt được lọc qua các tầng vật liệu. Với đặc tính riêng của từng loại, nguồn nước sau quá trình lọc thô sạch đến 70 - 80%. Điều này giúp hiệu quả lọc được đẩy lên cao, chất lượng nước đảm bảo. Đồng thời, giảm áp lực lọc cho màng RO, giúp tăng tuổi thọ của thiết bị.
Vật liệu lọc chuyên dụng trong máy lọc nước RO công nghiệp xử lý nước nhiễm mặn
Một số loại vật liệu xử lý nước nhiễm mặn bao gồm: cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, hạt cation…
Cát thạch anh
Cát thạch anh là vật liệu không thể thiếu trong quy trình xử lý nước nhiễm mặn. Cát có thành phần chính là Si. Kết hợp với đó là các thành phần khác như: NaCl, CO2, CaCO3… giúp loại bỏ tạp chất lơ lửng.
Sỏi thạch anh ở máy lọc nước RO công nghiệp làm sạch nước
Sỏi thạch anh được thêm vào cột lọc của hệ thống, giữ vai trò là lớp đệm ở đáy cột. Sỏi thạch anh có công dụng làm thoáng khí. Kết hợp với cát thạch anh, cho hiệu quả loại bỏ cặn bẩn tốt nhất.
Than hoạt tính xử lý nước nhiễm mặn
Than hoạt tính có thành phần chính là cacbon. Loại vật liệu này chuyên dùng ở máy lọc nước RO công nghiệp nhằm xử lý nước nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Bên cạnh chức năng chính là hấp thụ các chất bẩn, kim loại nặng, than hoạt tính còn có khả năng khử mùi. Đặc biệt là đối với nguồn nước giếng bị nhiễm phèn nặng, than hoạt tính càng giúp phát huy tối đa hiệu quả khử mùi, làm trong nước.
Hạt cation
Hạt cation đóng vai trò là hạt nhựa trao đổi ion. Với nguồn nước nhiễm mặn, nước nhiễm kim loại… thì việc sử dụng loại hạt này trong hệ thống lọc là điều cần thiết.
Bên cạnh khả năng xử lý, làm sạch, hạt cation còn giúp làm mềm nước. Hạt có khả năng tái sinh, tối ưu hoá chi phí cho người sử dụng.
Mua vật liệu lọc xử lý nước nhiễm mặn ở đâu tốt?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp vật liệu cho máy lọc nước công nghiệp RO để xử lý nguồn nước ô nhiễm, cụ thể là nước nhiễm mặn. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn được đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng cho vật liệu lọc. Bởi vật liệu lọc quyết định không nhỏ đến chất lượng nước lọc đầu ra.
Viết bình luận